Pages

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Lễ hội giỗ bà Phi Yến

Nếu ai đi du lịch Côn Đảo vào các ngày 17/ 10 và ngày 18/10 âm lịch hằng năm sẽ có cơ hội tham gia lễ hội thường niên nơi đây, đó là lễ giỗ bà Phi Yến.

Lễ hội giỗ bà Phi Yến là một trong những lễ hội thường niên của người dân Côn Đảo
Cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 2km về phía tây nam nằm trên đường Hoàng Phi Yến, khu dân cư số 3. Theo truyền thuyết là nơi dân làng An Hải xưa phụng thờ người phụ nữ trung trinh tiết liệt, dám cản ngăn chồng bán nước cầu vinh. Người phụ nữ ấy là bà thứ phi Hoàng Phi Yến và ngôi miếu thờ bà là An Sơn Miếu. Truyền thuyết kể rằng, bà Phi Yến là thứ phi của Nguyễn Ánh (vua Gia Long). Vì muốn chống lại Tây Sơn, giữ lấy chiếc ngai vàng của mình, Nguyễn Ánh đã cầu viện giặc Pháp. Vì ngăn cản chồng “cõng rắn cắn gà nhà”, bà Phi Yến đã bị Nguyễn Ánh giam vào một hòn đảo nhỏ trên biển, còn hoàng tử Cải – con của bà và nguyễn Ánh thì bị ném xuống biển. Sau khi được Hổ đen và Vượn trắng cứu và đưa về Cỏ Ống, nơi có ngôi mộ con mình, bà Phi Yến đã ở lại đây ngày đêm chăm sóc phần mộ đứa con bạc phước. Một hôm, dân làng An Hải sang làng Cỏ Ống xin rước Bà sang dự lễ đàng chay cho thêm phần long trọng. Đêm đó, tên Biện Thi, vì không kiềm lòng được trước sắc đẹp của Bà đã lẻn vào phòng Bà định dở trò đồi bại. Hắn vừa chạm vào cánh tay thì Bà giật mình tri hô. Để giữ gìn danh tiết, bà đã tự chặt đứt cánh tay của mình rồi tự vẫn. Cảm phục người phụ nữ trung trinh tiết liệt, nhân dân làng An Hải đã lập miếu thời bà.

An Sơn miếu là nơi mà người dân làng An Hải thờ phụng bà Phi Yến

Lễ giỗ của Bà được tổ chức trong 2 ngày 17 và 18/10 âm lịch , bao gồm 02 phần: Phần lễ với các hoạt động: cúng- viếng - tế lễ vật theo tín ngưỡng của dân gian, tổ chức đàn chay; Phần hội gồm: thi đấu các môn thể thao dân tộc, giao lưu đờn ca tài tử, hội thi khéo tay, ... 

Trong ngày 17/10, Ban tổ chức Lễ giỗ bắt đầu bày cúng các loại hoa quả, xôi, chè và đãi khách thập phương. Người dân ở Côn Đảo cũng bắt đầu đến miếu để dâng lên những vật phẩm mộc mạc và thành tâm cầu xin những điều tốt lành, sau đó tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi được tổ chức ở đây.  Đối với những người yêu thích đờn ca tài tử sẽ được dịp tham gia và thưởng thức suốt đêm loại hình nghệ thuật này. 

Sang ngày 18/10 âm lịch, vào khoảng 9h sáng, lễ giỗ chính thức bắt đầu. Lễ vật là hương hoa, bánh và ngũ quả được xếp thành từng mâm đẹp mắt. 

Ngày 18/10 lễ giỗ chính thức được bắt đầu với hương hoa, bánh và ngũ quả mà người dân dâng lên
Những người vào dâng lễ đội mâm lễ vật trên đầu xếp thành hàng. Trong nền nhạc lễ, đoàn đại diện các Đoàn thể, Khu dân cư trịnh trọng dâng lễ. Chủ lễ đọc văn khấn trong làn khói hương, trong điệu nhạc lễ dân tộc lúc réo rắc, khi trầm buồn. Tất cả tạo nên một không khí trang nghiêm, long trọng và cả sự xúc động. Sau phần tế lễ, nhân dân dự lễ và du khách sẽ được thưởng thức những món chay do nhân dân các Khu dân cư quyên góp và thực hiện.Với tấm lòng thành và tài nấu nướng khéo léo, các Khu dân cư đã mang đến lễ hội những món chay vừa ngon vừa đẹp mắt để dâng cúng và thếch đãi mọi người, nhưng cũng là để tưởng  nhớ Bà đã bỏ mình trong một dịp lễ đàng chay tại làng An Hải.

Có thể nói, từ nhiều năm qua, ngày giỗ Bà đã trở thành một dịp để mọi người thành tâm khấn nguyện những điều may mắn, tốt đẹp cho gia đình, người thân, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đó chính là nhu cầu hướng vào tâm thánh thiện.

Lễ giỗ bà Phi Yến đã trở thành lễ hội linh thiêng, là nơi mọi người cầu an lành cho người thân
Lễ giỗ bà Phi Yến mang ý nghĩa đặc biệt về văn hóa tinh thần của nhiều người dân Côn Đảo. Đây là niềm tự hào của nhân dân nơi đây, cũng là trách nhiệm của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị của di tích, đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân, trong đó có việc tổ chức lễ giỗ Bà – một hoạt động văn hóa gắn với di tích, để những giá trị văn hóa của di tích An Sơn miếu cũng như những truyền thống tốt đẹp trong dân gian được lưu truyền mãi mãi.

Ốc Vú Nàng- Đặc sản Côn Đảo


Mấy chục năm trôi qua, có một câu thơ đã trở nên quen thuộc đối với người dân Côn Đảo đó là:

“Ai qua đất Thắm, Bãi Bàng 
Hỏi thăm Ông Đụng, vú nàng lớn chưa ?”

Đây là câu thơ nói về một loại đặc sản quý hiếm nơi đây đó là Ốc Vú Nàng.  Loài ốc này là một loại đặc sản biển quý hiếm, có hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ. Thông thường mỗi con ốc vú nàng chỉ to bằng ba ngón tay người lớn, nhưng ốc vú nàng Côn Đảo có con to gần bằng bàn tay.
Ở Việt Nam, ốc Vú Nàng phân bố nhiều nhất là ở Côn Đảo
Ốc vú nàng- Đặc sản Côn Đảo thơm ngon khi luộc, nướng hoặc làm món trộn, làm gỏi. Luộc được coi là món thông dụng nhất vì dễ làm và giữ nguyên hương vị đặc trưng của ốc vú nàng. Sau khi luộc, chỉ cần chấm ốc với muối tiêu chanh. Món ăn này giòn giòn, ngọt ngọt, không quá béo như thịt, không quá dai như sò, ngao, không nhỏ như hàu.
Những món chế biến từ loài ốc này luôn lôi cuốn được nhiều du khách tới đây
Món trộn và gỏi tại Côn Đảo cũng được chế biến rất đơn giản nhằm giữ lại vị tươi ngon: thịt ốc được thái mỏng theo chiều dọc sau khi đã luộc chín rồi trộn đều với chanh, ớt. Khi đó, ốc vú nàng săn giòn và thơm. 
Món trộn và gỏi giữ lại vị tươi ngon của thịt ốc
Món gỏi ốc còn có thêm hương vị đậm đà của thịt ốc trộn với thịt ba chỉ thái nhỏ, rau răm, rau húng, đậu phộng rang, chanh tươi, ớt và nước mắm. Món gỏi ốc ăn với bánh đa nướng, chấm với nước mắm gừng khiến người thưởng thức khó quên.

Ốc vú nàng ngon nhất vẫn là nướng trên lò than đước.

Món ốc vú nàng nướng được cho là hấp dẫn hơn hẳn

 Nếu bạn du lịch Côn Đảo vào vụ ốc vú nàng bội thu - chủ yếu tập trung từ tháng 6 đến tháng 9, vào những đêm trăng tròn - du khách còn có thể được ngư dân đãi món ốc vú nàng xào ăn với cơm trong bữa ăn cùng gia đình